Áo Lụa Hà Đông – Nhân Chứng Sống Lịch Sử Ngàn Năm

Nói đến lụa Vạn Phúc – Hà Đông thì ai cũng biết, ai cũng từng nghe. Áo lụa Hà Đông đẹp vô cùng, dáng vẻ mềm mại, thướt tha nó đã đi vào không biết bao nhiêu là câu thơ, lời bài hát làm lay động không biết bao nhiêu trái tim, vấn vương không biết bao nhiêu người. Và áo dài lụa Hà Đông được ví như là biểu trưng của người con gái Việt Nam nhẹ nhàng, đẹp đẽ, nhu mì,…khiến cho bao nhiêu người phải ngất ngây, say đắm.

Hình ảnh: Áo dài lụa Hà Đông làm bao người lưu luyến, nhớ thương

Nàng Mặc Áo Lụa Hà Đông, Làm Chàng Xao Xuyến Biết Bao Đêm Rằm

Nổi tiếng nhất phải nói đến là câu chuyện của cô Lý Lệ Hà. Chuyện kể rằng, vào khoảng năm 1938, miền Bắc tổ chức cuộc thi hoa hậu ở Hà Nội mà không giới hạn đối tượng tham gia, chỉ có duy nhất một điều kiện khi đi thi phải mặc áo lụa Hà Đông. Người đăng quang hoa hậu năm đó là Lý Lệ Hà – một cô thôn nữ xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Hải Phòng (có tài liệu nói rằng quê bà ở Thái Bình), vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hà Nội kiếm sống và làm nghề hát cho các quán rượu. 

Sau khi đổi đời, cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao chàng công tử nhà giàu. Và tất nhiên người đẹp chân lấm, tay bùn Lý Lệ Hằng đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của quốc vương Bảo Đại và trở thành người tình của ông làm bao nhiêu người phải nuối tiếc nhớ nhung trong đó có nhà thơ Nguyễn Sa. Bà chính là nguồn cảm hứng để ông viết nên những câu thơ bất hủ Áo Lụa Hà Đông và được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc thành bản tình ca da diết lòng người. 

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi em mặc áo lụa Hà Đông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng 

Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng”

(Trích: Áo lụa Hà Đông – tác giả Nguyễn Sa)

Lời bài thơ cũng như nỗi nhớ quê dai dẳng không thể nói ra thành lời của người con đất Bắc xa xứ. Muốn mượn câu thơ, lời bài hát để ngân nga trong lòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *